Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 1/5 dân số thế giới đang sống ở những khu vực khan hiếm nước sạch. Do đó, các công nghệ lọc nước từ các nguồn nước không uống được như nước biển, nước sông, nước hồ và nước bị ô nhiễm để cung cấp cho sinh hoạt là rất cần thiết.
Sau hai năm nghiên cứu, công ty Cerocon SA của Argentina vừa đưa ra một phương pháp xử lý chất thải được cho là có hiệu quả nhất từ trước tới nay trên thế giới là biến chúng thành thủy tinh không nguy hại sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Quyết định nghỉ việc khi đang là nghiên cứu viên khoa học của Viện Kiến trúc nhiệt đới thuộc Đại học kiến trúc Hà Nội, ông Lại Minh Chức đã bán cả gia sản rồi trở về quê để nghiên cứu tổ hợp máy phân loại rác thải.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (MSU), Hoa Kỳ đã tìm ra cách thức trộn thủy tinh thải vào xi măng để sản xuất bê tông. Loại bê tông này chắc chắn, có độ bền cao hơn và khả năng chịu nước tốt hơn.
Một hãng hàng không tại Canada vừa đưa nhiên liệu sinh học được tái chế từ dầu ăn vào máy bay chở khách để giảm lượng khí thải từ phi cơ, một trong những yếu tố giúp tiết kiệm chi phí.
Thay vì dùng đá dăm nổ từ các mỏ và nghiền nhỏ, vật liệu HRB trộn trực tiếp với đất thải ngay tại công trình, tạo ra một nền móng vững chắc cho con đường nhựa hay bê tông xi măng.
Được sự hỗ trợ của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) và Đại sứ quán Liên hiệp Anh tại Hà Nội, ngày 19/4/2012 Công ty SOS môi trường của VACNE và Công ty Waste Spectrum (Anh) đã phối hợp tổ chức giới thiệu công nghệ và một số lò đốt di động (có công suất từ 0,5-2,5 tấn/giờ) dùng để thiêu hủy gia súc gia cầm nhiễm bệnh, rác thải y tế