Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu
Tìm kiếm
Loading
Liên kết hữu ích

Môi trường trong nước

Ô nhiễm gây thiệt hại 3% GDP

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn là suy thoái về môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu - Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang phát biểu trong lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2012 sáng 3/6 ở Quảng Ninh.

Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến sự phát triển không bền vững, chi phí xử lý ô nhiễm cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Đảng và nhà nước Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến công tác tác bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của hệ thống chính trị. Đầu tư cho môi trường bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Ngân sách cho bảo vệ môi trường với quy mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm.

 Việt Nam đang xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu đến năm 2020 là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, từng bước tạo điều kiện để chuyển sang nền kinh tế xanh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
 Ông Quang đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quan tâm hơn nữa đến công tác truyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, lấy phòng ngừa ô nhiễm làm phương châm hành động; khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt coi nhẹ bảo vệ môi trường, đa dạng hóa các nguồn lực để đầu tư cho môi trường và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các cấp chính quyền, các ngành, mọi công dân tiếp tục thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái và dịch vụ mội trường, hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. tăng trưởng kinh tế xanh là xu hướng phát triển, lựa chọn của các nước trên thế giới. Kinh tế xanh đang được xem là mô hình mới, giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, an ninh lương thực, an ninh năng lượng. Đồng thời là một yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ. Việt Nam đã tiếp cận với kinh tế xanh bằng những chương trình cụ thể, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, gắn tăng trưởng với công bằng xã hội, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường.
                                                                                                                                                                                                                                      Mạnh Cường